Tin trong nước
-
Quản lý bền vững nguồn nước cho Đồng bằng sông Hồng
An ninh tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Hồng là vấn đề lớn được đặt ra từ nhiều năm nay. Để đảm bảo an ninh nguồn nước cho Đồng bằng sông Hồng cần nhận diện vấn đề và bước đầu đề xuất một số giải pháp để hưởng ứng chương trình triển khai Kết luận 36 của Bộ Chính trị về an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
-
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy thăm và làm việc tại Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế
Chiều ngày 10/10/2024 tại Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã dẫn đầu đoàn công tác của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường thăm và làm việc tại Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
-
Việt Nam – Lào: Hợp tác triển khai 07 nhóm nhiệm vụ trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
Tại buổi họp song phương giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit cùng nhau thảo luận, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua, đồng thời định hướng chương trình hợp tác trong giai đoạn tới với các sáng kiến và giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích chung của hai Quốc gia và Nhân dân hai nước.
-
Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia mã số ĐTĐL.CN-63/21
Sáng ngày 08 tháng 10 năm 2024, tại trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí nhằm quản lý, bảo vệ, chống suy thoái phục vụ khai thác bền vững nguồn nước dưới đất vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, mã số: ĐTĐL.CN-63/21 do TS. Thân Văn Đón – Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu tài nguyên nước làm chủ nhiệm đề tài.
-
Đảng ủy Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2024
Ngày 4/10, tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Đảng ủy Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2024 cho hơn 200 đồng chí là: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra; Cán bộ Văn phòng, các ban tham mưu, các đoàn thể trực thuộc Đảng ủy Bộ, các đồng chí bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, cán bộ văn phòng các cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Bộ.
-
Thanh Hóa: Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nước
Ngay sau khi Luật Tài nguyên nước (TNN) 2023 có hiệu lực thi hành, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã vào cuộc tích cực nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN với mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra.
-
Bảo đảm an ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, vẫn còn 43% người dân nông thôn chưa có nguồn nước hợp quy chuẩn quốc gia sử dụng. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang có khoảng 50.000 hộ thiếu nước sạch, phải sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để bảo đảm có nước sạch sinh hoạt.
-
Tập trung đầu tư xây dựng chính sách pháp luật tạo động lực phát triển
Nhấn mạnh nội dung xây dựng thể chế chính sách là một khâu đột phá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị phải tập trung đầu tư cao nhất cho nhiệm vụ này để tạo động lực cho phát triển.
-
Hướng tới “Đồng bằng thông minh” với Trung tâm Dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thích ứng với biến đổi khí hậu là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước, với nhiều chính sách phát triển để phát huy tiềm năng, lợi thế tạo động lực cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
-
Quảng Ngãi: Đưa nước sạch về với người dân vùng cao
Từ sự đầu tư hệ thống các công trình nước sinh hoạt của nhà nước trong những năm qua, hiện tại, nguồn nước đã về với bà con vùng cao ở Quảng Ngãi, góp phần cải thiện chất lượng sống cho người dân ở miền núi của địa phương.
-
An ninh nguồn nước và xử lý chất thải – nỗi lo ngày càng lớn
Trước thực trạng nguồn nước bị sụt giảm về số lượng nhưng lại gia tăng về nước thải, chất thải trong sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất, rất cần những định hướng cũng như giải pháp công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển xanh và bền vững.