GIỚI THIỆU MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đang thực hiện nhiệm vụ quan trắc tài nguyên nước vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hiện tại có 7 trạm quan trắc cố định tài nguyên nước mặt và 12 trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất trong đó: Vùng Tây Nguyên có 4 trạm quan trắc cố định tài nguyên nước mặt; quan trắc nước dưới đất có 10 trạm, 123 điểm, 204 công trình. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có 3 trạm quan trắc cố định tài nguyên nước mặt; nước dưới đất có 2 trạm, 29 điểm, 46 công trình.
Từ năm 1996 tiến hành quan trắc cố định liên tục các yếu tố động thái NDĐ. Các dữ liệu được cập nhật, tổng hợp thành lập cơ sở dữ liệu. Xuất bản các đặc trưng và niên giám, dự báo phục vụ các mục đích khác nhau của các nghành kinh tế quốc dân có liên quan đến NDĐ.
1. Vùng Tây nguyên
- Quan trắc tài nguyên nước dưới đất
Khu vực Tây Nguyên gồm 204 công trình được bố trí thành 123 điểm quan trắc, gồm các điểm công trình độc lập, điểm cụm công trình, sân cân bằng và tuyến quan hệ thủy lực.
- Các điểm công trình quan trắc độc lập: được bố trí thành mạng lưới tuyến.
- Điểm cụm công trình quan trắc: là các cụm lỗ khoan nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng chứa nước chính có mặt trên mặt cắt tại một số điểm đặc trưng. Mỗi cụm công trình có từ 02 đến 04 lỗ khoan tùy thuộc số lượng tầng chứa nước có mặt trong mặt cắt.
- Các sân cân bằng: là các cụm có 05 lỗ khoan (trong cùng một tầng chứa nước), trong đó có 1 lỗ khoan trung tâm và 04 lỗ khoan được bố trí dạng phong bì. Mục tiêu của các điểm sân cần bằng nhằm nghiên cứu cân bằng nước, phục vụ tính toán đại lượng cung cấp thấm thẳng đứng cho nước dưới đất tại các cấu trúc chứa nước chính của khu vực. Toàn khu vực có 03 sân cân bằng nghiên cứu các cấu trúc chứa nước quan trọng của khu vực, gồm:
+ Sân CBI nghiên cứu bồn bazan Pleiku;
+ Sân CBII nghiên cứu bồn bazan Buôn Ma Thuột;
+ Sân CBIII nghiên cứu bồn bazan Bảo Lộc;
- Các tuyến quan hệ thủy lực: nghiên cứu quan hệ thủy lực giữa nước dưới đất và nước mặt tại một số sông, suối, hồ chính của khu vực. Mỗi tuyến gồm 03 lỗ khoan và một trạm nước mặt được bố trí vuông góc với phương dòng chảy của hệ thống nước mặt. Tổng cộng có 16 tuyến.
+ Hiện trạng mạng lưới:
a. Mạng lưới chung (nghiên cứu TCN trên cùng):
Mạng lưới chung bao gồm các tuyến công trình bố trí trên toàn vùng nghiên cứu:
* Các tuyến chính
+ Tuyến dọc (tuyến IV): chạy dọc giữa Tây Nguyên theo đường Trường Sơn, bắt nguồn từ thác Ya Ly qua Thành phố (TP) Pleiku, TP Buôn Ma Thuột tới thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
+ Các tuyến ngang:
Tuyến I: Từ lưu vực sông Sê San qua TP Pleiku đến lưu vực sông Ba (TX An Khê).
Tuyến II: Từ lưu vực sông Srêpốc tại Bản Đôn cắt sang Cầu Lệ Bắc (sông Ayun), huyện Krông Pa, Gia Lai
Tuyến III: Từ Đắc Mil qua TP Buôn Ma Thuột xuống M’Đrắc
Tuyến V: Từ Bảo Lộc cắt qua sông ĐaRgua tại thị trấn Lộc Thắng (gọi là tuyến Bảo Lộc)
Tuyến VI: Từ Ninh Gia qua sông Đa Nhim tại cầu Đại Ninh (gọi là tuyến Đức Trọng).
Tuyến VII: Cắt sông Đa Dung tại thị trấn Lâm Hà (gọi là tuyến Lâm Hà),
* Các tuyến phụ
Tuyến VIII: tuyến Đắk Tô qua sông Pô Kô
Tuyến IX: cắt sông Đak Bla tại xã Ia Chiêm, thành phố Kon Tum
Tuyến X: tuyến Đắk Tô - Kon Tum
Tuyến XI: tuyến Đức Cơ chạy theo quốc lộ 19
Tuyến XII: tuyến Phú Thiện cắt qua sông Ayun tại thị trấn Phú Thiện (vùng tưới).
b. Mạng lưới các công trình nghiên cứu quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước trên mặt cắt:
Việc nghiên cứu các TCN khác nhau trên mặt cắt được bố trí bằng các cụm LK
Toàn Tây Nguyên có 8 cụm LK, được bố trí như sau:
* Bồn bazan Pleiku: bố trí hai cụm LK
- Cụm chính C3 bố trí ở trung tâm của bồn, đặt tại vị trí LK cũ 111b tại Ngã tư Biển Hồ, gồm 4 LK và nằm trên trục của tuyến IV.
- Cụm phụ C2 bố trí gần ra rìa của bồn, đặt tại vị trí LK 120 cũ và cũng nằm trên tuyến IV.
* Bồn bazan Buôn Ma Thuột: bố trí 3 cụm LK
- Cụm chính C4, nằm ở trung tâm bồn, dưới chân núi Chư bao, gồm 4 LK, nằm trên tuyến IV.
- Cụm phụ C5, nằm dìa bồn tại Phước An, gồm 2 LK, nằm trên tuyến III.
- Cụm phụ C8, nằm dìa bồn tại Phước An, gồm 3 LK, nằm trên tuyến III.
* Bồn bazan Bảo Lộc, bố trí 1 cụm chính gồm 3 LK, vị trí nằm tại Đoàn tài nguyên nước Nam Tây Nguyên thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.
* Bồn Neogen Cheo Reo bố trí cụm C7 gồm 4 LK, nằm tại thị trấn Phú Thiện (Tuyến XII).
* Bồn Neogen Kon Tum, bố trí cụm C11 gồm 2 LK, vị trí nằm tại đầu cầu Đăk Bla thành phố Kon Tum (tuyến X)
c. Các công trình nghiên cứu cân bằng nước
Tổng cộng có 3 sân CB
- Sân cân bằng I (CBI) nghiên cứu bồn bazan Pleiku;
- Sân cân bằng II (CBII) nghiên cứu bồn bazan Buôn Ma Thuột;
- Sân cân bằng III (CBIII) nghiên cứu bồn bazan Bảo Lộc;
* Tuyến cân bằng và quan hệ thuỷ lực:
Gồm một tuyến bố trí theo hướng vận động của nước đưới đất ra sông, không bị chia cắt bởi khe rãnh, mương xói; gồm 3 lỗ khoan và trạm nước mặt. Khoảng cách giữa các lỗ khoan cũng như lỗ khoan với sông (trạm nước mặt) được bố trí cách đều nhau. Khoảng cách giữa các lỗ khoan phụ thuộc độ chênh của mực NDĐ (độ dốc địa hình).
- Quan trắc tài nguyên nước mặt
Trong vùng hiện có 4 trạm quan trắc TNN mặt, được xây dựng theo Quyết định số: 2204/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Xây dựng mới 6 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2010”).
Chế độ quan trắc thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 47: 2012/BTNMT) ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của BTNMT và tùy theo đặc điểm của sông để điều chỉnh chế độ đo một số chỉ tiêu cho phù hợp.
Mục đích quan trắc: Trạm quan trắc nhằm đánh giá số lượng và chất lượng nước mặt làm cơ sở cho công tác quy hoạch, khai thác hiệu quả nguồn nước và cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước thuộc lưu vực sông.
Thông số quan trắc số lượng nước: mực nước (H), lưu lượng nước (Q).
Thông số quan trắc chất lượng nước: nhiệt độ nước (to), hàm lượng chất lơ lửng ( và chất lượng nước (pH, EC, DO, COD, BOD5, lấy mẫu phân tích thành phần đa lượng, vi lượng và các mẫu nhiễm bẩn).
1. Trạm Ya Yun Hạ
Trạm nằm trên 1 trong 3 nhánh sông chính của lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai và được xây dựng ở bờ phải sông YaYun, thuộc làng Chép, xã AYun, huyện Chư Sê.
Tuyến đo mực nước cơ bản được xây dựng và thực hiện quan trắc tại vị trí tuyến thiết kế, ngay tuyến nhà trạm.
Tuyến đo lưu lượng nước: Được xây dựng và thực hiện quan trắc tại vị trí cách tuyến nhà trạm khoảng 180m về phía thượng lưu (do về mùa cạn tại vị trí tuyến thiết kế sông bị phân thành 2 nhánh, có bãi cát ở giữa nên hiện tại chuyển tuyến đo lên 180m về phía thượng lưu).
2. Trạm Đức Xuyên
Trạm nằm trong lưu vực sông Srê-pốk và được xây dựng ở bờ phải sông KrôngNô, thuộc buôn PhiDihJa B, xã KrôngNô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
3. Trạm Đại Ninh
Trạm nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và được xây dựng ở bờ phải sông Đa Nhim, thuộc thôn Phú Hòa, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
4. Trạm Cát Tiên
Trạm nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và được xây dựng ở bờ trái sông Đồng Nai, thuộc thôn I, xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
2. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Quan trắc tài nguyên nước dưới đất
Hiện tại, mạng quan trắc chỉ mới được xây dựng và vận hành tại 41 công trình, phân bố trên 29 điểm quan trắc thuộc 02 trạm Quảng Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng) và Quảng Ngãi. Đối tượng quan trắc chủ yếu là các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ tại các đồng bằng ven biển.
Đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ là các tầng chứa nước chủ yếu thường phân bố thành dải hẹp ven biển, phương cấu tạo là phương song song với bờ biển. Vì vậy các tuyến quan trắc thường có phương vuông góc với phương cấu tạo hay phương vuông góc với bờ biển nhằm đánh giá tài nguyên nước từ đỉnh - miền cấp (ranh giới với các dãy núi cao) qua sườn - miền vận động, đến miền thoát (bờ biển).
Tuy mới đưa vào vận hành quan trắc chưa lâu, nhưng đã xuất hiện vấn đề về sự cần thiết duy trì hoạt động của các công trình đó là tại nhiều cụm lỗ khoan, đặc biệt là khu vực Quảng Ngãi, nghiên cứu các tầng chứa nước khác nhau nhưng mực nước gần trùng nhau. Tuy vậy kết quả phân tích thành phần hóa học của các tầng chứa nước lại khác nhau. Do vậy cần tiếp tục quan trắc để đánh giá trước khi kết luận về mức độ phân chia các tầng chứa nước khác nhau có trên mặt cắt.
- Quan trắc tài nguyên nước mặt
Trong vùng hiện có 03 trạm quan trắc TNN mặt, được xây dựng theo quyết định số: 2208/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Xây dựng mới 4 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Duyên hải Nam trung bộ giai đoạn 2007-2010”).
Chế độ quan trắc thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 47: 2012/BTNMT) ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của BTNMT và tùy theo đặc điểm của sông để điều chỉnh chế độ đo một số chỉ tiêu cho phù hợp.
Mục đích quan trắc: Trạm quan trắc nhằm đánh giá số lượng và chất lượng nước mặt chảy vào hồ Phú Ninh làm cơ sở cho công tác quy hoạch, khai thác hiệu quả nguồn nước và cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước thuộc lưu vực sông.
Thông số quan trắc số lượng nước: mực nước (H), lưu lượng nước (Q).
Thông số quan trắc chất lượng nước: nhiệt độ nước (to), hàm lượng chất lơ lửng () và chất lượng nước (pH, EC, DO, COD, BOD5, lấy mẫu phân tích thành phần đa lượng, vi lượng và các mẫu nhiễm bẩn).
1. Trạm Phú Ninh
Trạm nằm trong lưu vực sông Tam Kỳ và được xây dựng bên bờ phải sông Yên Thuận, thuộc thôn I, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (phần thượng lưu gọi là sông Yên Thuận, phần hạ lưu gọi là sông Tam Kỳ). Trạm quan trắc số lượng và chất lượng nước đổ vào hồ Phú Ninh.
2. Trạm An Thạnh
Trạm nằm trong lưu vực sông Kỳ Lộ và được xây dựng ở bờ trái sông Kỳ Lộ, thuộc thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.
3. Trạm Nha Phu
Trạm nằm trong lưu vực sông Cái Ninh Hòa (nhóm sông ven biển Nam Trung Bộ) và được xây dựng bên bờ trái sông Dinh, thuộc thôn Hội Phú Bắc I, xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là trạm ảnh hưởng thuỷ triều.
Lại Thị Lương - CEVIWRPI