Tập trung đầu tư xây dựng chính sách pháp luật tạo động lực phát triển

Theo: https://www.monre.gov.vn/
01-10-2024
Chia sẻ In bài viết

Nhấn mạnh nội dung xây dựng thể chế chính sách là một khâu đột phá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị phải tập trung đầu tư cao nhất cho nhiệm vụ này để tạo động lực cho phát triển.

Chiều 30/9, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, xây dựng các luật, nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và thông tư quy định định mức kinh tế-kỹ thuật… của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TapTrungDTXDCSPL01
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, xây dựng các luật, nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và thông tư quy định định mức kinh tế-kỹ thuật… của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Lê Công Thành, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cùng thủ trưởng các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Bộ được xác định là nhiệm vụ quan trọng, luôn được ưu tiên. Bộ trưởng đánh giá cao các đơn vị chuyên môn của Bộ đã rất nỗ lực để hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn, trong đó các văn bản pháp luật của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực trước 05 tháng…

Tuy nhiên, qua xem xét nhiệm vụ, đối chiếu kế hoạch, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ ra còn nhiều văn bản pháp luật cần hoàn thành vào cuối năm 2024, trong đó có các văn bản trình các cấp và văn bản ban hành theo thẩm quyền của Bộ.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chuyên môn báo cáo chi tiết, nêu những tồn tại, khó khăn, đề xuất các kiến nghị để từ đó xác định được những nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành được nhiệm vụ được giao trong năm 2024 cũng như phương hướng cho những năm tiếp theo cho lãnh đạo Bộ cùng tháo gỡ và chỉ đạo triển khai.

TapTrungDTXDCSPL02
Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chuyên môn báo cáo những tồn tại, khó khăn, đề xuất các kiến nghị cho lãnh đạo Bộ cùng tháo gỡ và chỉ đạo.

Báo cáo tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Phan Tuấn Hùng cho biết, theo Chương trình xây dựng VBQPPL năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị phải xây dựng, trình Bộ trưởng 75 văn bản (02 Luật, 12 Nghị định, 02 Quyết định của TTCP và 59 Thông tư).

Đến nay, tất cả các lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã được điều chỉnh, quản lý bằng pháp luật ở các mức độ khác nhau; hệ thống VBQPPL về tài nguyên và môi trường cơ bản đồng bộ, thống nhất và cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; chất lượng VBQPPL của các lĩnh vực từng bước được cải thiện, nâng cao; thủ tục hành chính được cải cách, đơn giản hóa và đạt được nhiều kết quả ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được ông Phan Tuấn Hùng cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong nhiệm vụ xây dựng VBQPPL như chất lượng một số VBQPPL khi triển khai vẫn còn vướng mắc, bất cập, vẫn phải sửa đổi và bổ sung thêm; một số quy định pháp luật còn có sự trùng lặp, chồng chéo; nhiều nội dung, công cụ chính sách mới hiệu quả và áp dụng thành công trên thế giới nhưng chưa được nghiên cứu, đề xuất, cập nhật; chưa thu hút được chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học giỏi tham gia; hoạt động phối hợp, tham gia xây dựng VBQPPL trong và ngoài Bộ còn khó khăn…

TapTrungDTXDCSPL03
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Phan Tuấn Hùng báo cáo tại hội nghị

Nhằm khắc phục các khó khăn trên để hoàn thành các nhiệm vụ, Vụ Pháp chế đề xuất, kiến nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng quan tâm, chỉ đạo một số nội dung như:

Xem xét, tổ chức họp chuyên đề xây dựng pháp luật hàng tháng để thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo VBQPPL nhằm bảo đảm chất lượng, nội dung, tiến độ; kịp thời cho ý kiến chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc của đơn vị hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng áp dụng tham gia.

Thiết lập và thực hiện cơ chế đối thoại định kỳ của Bộ với các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp về tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các VBQPPL về tài nguyên và môi trường; có thể thực hiện đồng thời với công tác truyền thông dự thảo VBQPPL và công tác tập huấn, phổ biến các VBQPPL mới ban hành.

Phân công các đơn vị chuyên môn tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chủ trì góp ý các dự án luật, dự thảo VBQPPL do các Bộ ngành khác chủ trì để bảo đảm chuyên môn, sát thực tiễn.

Thực hiện rà soát VBQPPL thường xuyên hoặc theo chuyên đề để kịp thời xử lý các quy định của pháp luật có các vướng mắc, bất cập và bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của VBQPPL giữa các lĩnh vực tài nguyên và môi trường…, giữa lĩnh vực tài nguyên và môi trường và pháp luật có liên quan.

TapTrungDTXDCSPL0
Bà Trần Thị Thêm, Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch – Tài chính đề xuất các nhiệm vụ tại Hội nghị

Tạo lập cơ chế đột phá và ưu tiên bố trí nhân lực, nguồn lực, vật lực cho xây dựng chính sách, pháp luật từ các nguồn kinh tế, khoa học và công nghệ, môi trường, nâng cao chất lượng của chính sách, quy định pháp luật…

Cũng tại Hội nghị, báo cáo tình hình triển khai thực hiện các đề án, dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Kế hoạch – Tài chính đề nghị các đơn vị thuộc Bộ sớm rà soát việc thực hiện, đề xuất cắt giảm, lồng ghép hay dừng thực hiện những nhiệm vụ không còn tính cấp bách và đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách chi thường xuyên (đặc biệt là nguồn các hoạt động kinh tế).

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Bộ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nhiệm vụ đã được phê duyệt danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới; Thẩm định, phê duyệt dự toán chi tiết các nhiệm vụ chuyên môn đã được giao dự toán kinh phí theo thẩm quyền.

TapTrungDTXDCSPL05
TapTrungDTXDCSPL06
TapTrungDTXDCSPL07
TapTrungDTXDCSPL08
TapTrungDTXDCSPL09

TapTrungDTXDCSPL10
Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, cũng kiến nghị Lãnh đạo Bộ tiếp tục đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính bố trí kinh phí đối với các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (đối với 05 quy hoạch tổng hợp lưu vực sông phải trình Chính phủ năm 2024 theo Nghị quyết 01/NQ- CP của Chính phủ).

Chủ động công việc để hoàn thành các nhiệm vụ

TapTrungDTXDCSPL11
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại hội nghị

Tại cuộc họp, các Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ ra những tồn tại, hiện nay của các đơn vị đồng thời đưa ra định hướng tháo gỡ về những vướng mắc cho các đơn vị như Tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý tài nguyên nước; Thông tư về định mức kinh tế kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, quy trình thu gom, xử lý; Chương trình trọng điểm điều tra tài nguyên môi trường biển; các Thông tư về điều tra đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất; xem xét bố trí kinh phí dự án địa giới hành chính…

Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị bổ sung, hoàn thiện lại quy trình báo cáo, trình báo công việc để vướng mắc đến đâu tháo gỡ đến đó; Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị các đơn vị cần phối hợp với nhau để cùng đưa ra những giải pháp kịp thời trình lãnh đạo Bộ.

TapTrungDTXDCSPL12
Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại hội nghị

Đánh giá những tồn tại trong công tác xây dựng VBQPPL cũng như ghi nhận ý kiến của các Thứ trưởng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ ra những nguyên nhân về vấn đề này như: khối lượng nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện VBQPPL rất lớn, số lượng VBQPPL hàng năm được xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung nhiều, yêu cầu thời gian gấp. Nội dung một số VBQPPL có tính chất phức tạp, tác động đến quyền, lợi ích của nhiều đối tượng trong xã hội, việc tạo sự đồng thuận của các bên có liên quan rất khó khăn…

Một số đơn vị chưa bố trí đủ thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng, tính chủ động một số đơn vị được giao chủ trì soạn thảo chưa cao; Công tác phối hợp giữa Bộ với các Bộ ngành đôi khi còn thiếu chặt chẽ và thiếu thống nhất; một số trường hợp việc đề xuất xây dựng VBQPPL còn thiếu cơ sở khoa học, thực tiễn và thiếu tính dự báo; nguồn lực dành cho công tác xây dựng VBQPPL còn hạn chế…

Đầu tư cho công tác xây dựng thể chế tạo động lực phát triển

Kết luận Hội nghị, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ về xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đơn vị của Bộ bám sát các một số quan điểm cũng như mục tiêu trọng tâm:

TapTrungDTXDCSPL13
Nhấn mạnh nội dung xây dựng thể chế chính sách là một khâu đột phá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị phải tập trung đầu tư cao nhất cho nhiệm vụ này để tạo động lực cho phát triển.

Việc xây dựng VBQPPL cần bám sát Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương về Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới, cũng như các Nghị quyết của Chính phủ trong công tác quản lý và điều hành.

Quan điểm tiếp theo, phải xác định nội dung xây dựng thể chế chính sách là một khâu đột phá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đó đề nghị phải tập trung đầu tư cao nhất cho nhiệm vụ này để tạo động lực cho phát triển của đất nước nói chung và của ngành tài nguyên và môi trường nói riêng.

Trong công tác quản lý bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc, chắn chắn cần tham mưu đề xuất kiến tạo các chính sách phù hợp để tạo cơ chế phát triển hài hoà, bền vững.

Quan tâm và chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào xây dựng, hoàn thiện pháp luật tài nguyên và môi trường. Khai thác thành tựu của khoa học, công nghệ, để đổi mới phương pháp, rút ngắn quy trình, nâng cao chất lượng soạn thảo, tham vấn, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hoạt động rà soát, kiểm tra, xử lý VBQPPL để phát hiện những bất cập trong thực thi pháp luật từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ, bổ sung chính sách kịp thời.

Bên cạnh việc bám sát và tuân thủ các quan điểm trên, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng đề nghị các đơn vị của Bộ trong việc thực hiện xây dựng VBQPPL cần dựa trên 04 nguyên tắc như:

Thứ nhất, bảo đảm công tác xây dựng, cải cách và hoàn thiện pháp luật tài nguyên và môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, tính ổn định và khả thi cao, dễ tiếp cận và nâng cao tính kết nối, liên thông giữa các lĩnh vực.

Thứ hai, quyết liệt tập trung đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm và là đối tượng phục vụ; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, cơ sở; rà soát, xóa bỏ cơ chế bao cấp, xin cho, đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường huy động nguồn lực từ xã hội trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

Thứ ba, tập trung tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực tài nguyên và tham gia bảo vệ môi trường giữa các thành phần kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

Thứ tư, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài nguyên; tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong bối cảnh đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và Cách mạng công nghiệp 4.0.

TapTrungDTXDCSPL14
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy kết luận hội nghị chiều 30/9

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, các quan điểm cũng như mục tiêu trên sẽ hướng đến hoàn thành các kế hoạch của năm 2024 cũng như làm cơ sở để chuẩn bị cho kế hoạch năm 2025 cũng như nhiệm kỳ tới.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho từng đơn vị liên quan cần sớm điều chỉnh kế hoạch nhiệm vụ trình Ban Cán sự Đảng Bộ xem xét, trong đó cần cụ thể hoá từng nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên liên quan, thời gian thực hiện.

Đồng thời, chủ động liên hệ với các cơ quan của Chính phủ, Bộ, ngành, Quốc hội để đảm bảo các văn bản đã trình của Bộ được ban hành sớm.

Bộ trưởng cũng đề nghị tập trung thi hành Luật Đất đai 2024, tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật để tháo gỡ cho địa phương.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị nhanh chóng hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cũng như dự thảo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn theo kế hoạch. Đặc biệt là nội dung về khoáng sản làm vật liệu san lấp cần rà soát lại để khi Luật được ban hành sẽ có hiệu lực ngay để tháo gỡ vấn đề này cho các địa phương.

Trong lĩnh vực môi trường cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn pháp luật hiện nay, lựa chọn một số chính sách đang vướng mắc với các văn bản pháp luật khác đề xuất trình Quốc hội sửa đổi trong thời gian sớm nhất.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị Vụ Kế hoạch – Tài chính rà soát, xác định rõ danh mục, bám sát các pháp luật chuyên ngành khác để hoàn chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế của ngành.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đồng tình với các kiến nghị, đề xuất của Vụ Pháp chế về tăng cường công tác phối hợp xây dựng văn bản pháp luật, tuyên truyền luật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, học tập kinh nghiệm quốc tế…

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị như Pháp chế, Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức cán bộ nhanh chóng tham mưu, đề xuất giải pháp để kiện toàn, bổ sung năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ về pháp chế, tạo điều kiện hưởng chế độ chính sách cao nhất theo quy định của pháp luật.

Bài viết liên quan

  • Thanh Hóa: Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nước
    Thanh Hóa: Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nước

    Ngay sau khi Luật Tài nguyên nước (TNN) 2023 có hiệu lực thi hành, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã vào cuộc tích cực nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN với mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra.

    04-10-2024
    Xem chi tiết
  • Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
    Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

    Singapore, quốc gia không có nguồn nước ngọt tự nhiên, đã thành công trong việc quản lý nước bằng cách phát triển bốn trụ cột cung cấp nước và công nghệ khử muối tiên tiến.

    03-10-2024
    Xem chi tiết
  • Bảo đảm an ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
    Bảo đảm an ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, vẫn còn 43% người dân nông thôn chưa có nguồn nước hợp quy chuẩn quốc gia sử dụng. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang có khoảng 50.000 hộ thiếu nước sạch, phải sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để bảo đảm có nước sạch sinh hoạt.

    02-10-2024
    Xem chi tiết