Tăng cường giải pháp chống sạt lở, thiếu nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo: https://www.vietnamplus.vn/
28-10-2024
Chia sẻ In bài viết

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tới đây sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

TangcuonggiaiphapthieunuocngotDBSCL       Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các hiện tượng sạt lở, sụt lún, hạn mặn, thiếu nước ngọt thường xuyên xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tập trung theo dõi dòng chảy sông Mekong để kịp thời dự báo, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành sản xuất cho vùng vựa lúa số 1 Việt Nam.

Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường hợp tác với các quốc gia thượng lưu sông Mekong (Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia) trong quan trắc, giám sát và chia sẻ thông tin về nguồn nước, các tác hại do nguồn nước xuyên biên giới gây ra trên cơ sở các thỏa thuận, cơ chế hợp tác trong Hiệp định Mekong 1995.

Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước cũng sẽ tập trung xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long.

Căn cứ kịch bản nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và ủy ban nhân dân 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp với kịch bản nguồn nước nhằm chủ động nguồn nước cho sản xuất, nhất là nước cho sinh hoạt của nhân dân.

Bộ cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ nước, điều tiết nguồn nước, liên kết vùng, chủ động nguồn nước cấp cho sinh hoạt, kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số, bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định để đánh giá nguồn nước trên lưu vực trong điều kiện bình thường, thiếu nước nhằm hỗ trợ điều hòa, phân bổ nguồn nước trong vùng.

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa để tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với Đồng bằng sông Cửu Long.

Song song với đó, bộ sẽ đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên Nước và Nghị định số 23/2020/NĐ-CP; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác cát, sỏi lòng sông.

Theo đó, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nạo vét, khai thác cát, sỏi trên sông; ngăn chặn triệt để, xử lý nghiêm hoạt động khai thác cát trái phép; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi trên sông, hồ, vùng cửa sông ven biển; phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông./.

Bài viết liên quan

  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
    Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

    Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên nước, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã xây dựng kế hoạch, giao các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại Điều 80 Luật Tài nguyên nước năm 2023.

    06-11-2024
    Xem chi tiết
  • Khung pháp lý mới quản lý hiệu quả tài nguyên nước
    Khung pháp lý mới quản lý hiệu quả tài nguyên nước

    Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Việc xây dựng Nghị định này nhằm sửa đổi các bất cập, bổ sung những biện pháp mới và đảm bảo khung pháp lý đủ mạnh để quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả.

    01-11-2024
    Xem chi tiết
  • Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước tại miền núi A Lưới
    Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước tại miền núi A Lưới

    Với mong muốn quản trị, quản lý sử dụng nước hiệu quả, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD, tổ chức phi chính phủ, trụ sở ở Thừa Thiên – Huế) vừa tổ chức “Hội thảo về An ninh nước trong khuôn khổ Luật Tài nguyên nước 2023 sửa đổi” tại TP. Huế.

    01-11-2024
    Xem chi tiết