Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Giang
Tóm tắt
Tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển KTXH của vùng cũng như quốc gia. Thông tin dữ liệu về tài nguyên nước luôn được xem là số liệu cơ bản trong quá trình ổn định và phát triển của các ngành kinh tế. Thông tin dữ liệu về tài nguyên nước đầy đủ sẽ giúp cho mọi hoạt động KTXH được đảm bảo và phòng tránh được những rủi ro từ nước như hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm…
Ngày 24/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 432/QĐ-TTg. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 là công bố được kết quả kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, vùng, tỉnh. Theo đó, tại Điều 2 khoản 5 của quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 đã nêu rõ kế hoạch thực hiện kiểm kê tài nguyên nước đối với các địa phương.
Theo đó tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và triển khai thực hiện “Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” trong 2 năm 2022-2023, công tác kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang được thực hiện gồm 5 chỉ tiêu: Số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh là 1021 nguồn nước; tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3; tổng dung tích hồ chứa 270,05 triệu m3; số lượng công trình khai thác sử dụng nước mặt nội tỉnh là 421 công trình; số lượng công trình xả thải vào nguồn nước nội tỉnh là 75 công trình. Kết quả kiểm kê tài nguyên nước nội tỉnh Bắc Giang thực hiện theo đề án Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025, đồng thời là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức, lập Quy hoạch vùng, tỉnh. Nhằm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật về Quy hoạch.
1. Giới thiệu
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên 3.895,89 km2, có tọa độ địa lý từ 21o07’ đến 21o37’ vĩ độ Bắc; 105o53’ đến 107o02’ kinh độ Đông. Dân số trên 1,8 triệu người. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố. Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh 130 km.
Địa giới hành chính tỉnh: Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh; phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp với thành phố Hà Nội, Thái Nguyên (Hình 1).
2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang
Theo công văn số 4464/BTNMT-TNN ngày 16/6/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia (được phê duyệt tại Quyết định số 1383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), công tác kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2025 gồm 5 chỉ tiêu và được xác định như sau
2.1. Chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt
Chỉ tiêu kiểm kê số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh do UBND thành phố trực thuộc trung ương thực hiện gồm: sông, suối, kênh rạch, đầm, phá và các hồ, ao nội tỉnh (theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước) không thuộc quy mô hộ gia đình. Việc kiểm kê chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh có thể kế thừa từ danh mục nguồn nước nội tỉnh, danh mục ao, hồ không được san lấp đã được ban hành.
Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 10 tháng 07 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh thuộc sông, suối gồm 120 sông, suối và nguồn nước mặt nội tỉnh thuộc các hồ chứa thủy lợi có dung tích 50.000 m3 trở lên gồm 294 hồ chứa.
Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Kết quả kiểm kê chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt được tổng hợp theo Biểu mẫu số 03.
2.2. Chỉ tiêu lượng nước mặt
Chỉ tiêu lượng nước mặt được kiểm kê trên địa bàn tỉnh gồm các chỉ số: tổng lượng dòng chảy lưu vực sông (theo đặc trưng trung bình nhiều năm, mùa, tháng), tổng dung tích các hồ chứa, từng chỉ tiêu được mô tả như sau:
a. Tổng lượng dòng chảy lưu vực sông (trung bình nhiều năm, mùa, tháng)
Sử dụng phương pháp tính toán mô hình NAM để tính toán, đánh giá tổng lượng nước mặt. Các số liệu đầu vào áp dụng cho mô hình NAM gồm: số liệu mưa ngày các trạm quan trắc, số liệu bốc hơi ngày các trạm quan trắc, số liệu dòng chảy trung bình ngày trạm Chũ trong cùng giai đoạn 2014-2022.
Kết quả kiểm kê tổng lượng dòng chảy; lượng nước mặt chảy vào, ra ranh giới tỉnh được tổng hợp theo các Biểu mẫu số 05, 06.
b. Tổng dung tích các hồ chứa nước
Kết quả kiểm kê tổng dung tích các hồ chứa nước, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 trở lên, hồ chứa thủy điện với công suất lắp máy trên 50KW được tổng hợp theo số liệu Biểu 03.
2.3. Chỉ tiêu chất lượng nước mặt (chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI)
Để đánh giá chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh Báo cáo này kế thừa kết quả quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Bắc Giang từ Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2022, 2023 và các dự án trên địa bàn với 96 điểm lấy mẫu, khối lượng 325 mẫu nước (283 mẫu nước sông và 42 mẫu nước hồ) tại các nguồn nước mặt, được tính toán theo chỉ số chất lượng tổng hợp WQI.
Chỉ số tổng hợp WQI được thực hiện tính toán theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Tổng Cục môi trường về Hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.
Kết quả kiểm kê chỉ tiêu chất lượng nước mặt được tổng hợp theo biểu mẫu số 10.
2.4. Chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt
Việc kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện theo các bước: (i) Điều tra tổng hợp (quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT) theo Biểu mẫu số 17 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này; (ii) Trên cơ sở kết quả điều tra tổng hợp, lựa chọn các công trình có quy mô khai thác (theo tỷ lệ điều tra) để tiến hành điều tra chi tiết theo Biểu mẫu số 18 tại Phụ lục kèm theo.
Kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt được tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát bổ sung và tài liệu thu thập được về tình hình khai thác sử dụng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng kiểm kê khai thác sử dụng nước mặt gồm: hồ chứa, đập dâng có dung tích toàn bộ ≥ 0,01 triệu m3; công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô > 0,1 m3/giây; khai thác nước mặt cho kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp là > 100 m3/ngày đêm.
Kết quả kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt tổng hợp theo Biểu mẫu số 12.
2.5. Chỉ tiêu xả nước thải vào nguồn nước
Trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng quy định phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” theo Quyết định phê duyệt nội dung, dự toán số 2775/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó, dự án đã đề xuất công tác điều tra khảo sát tổng thể xả thải vào nguồn nước. Do đó, chỉ tiêu kiểm kê xả nước thải vào nguồn nước sẽ sử dụng kết quả công tác điều tra ngoài thực địa của dự án này để tổng hợp đồng thời bổ sung thêm số liệu xả thải từ cấp phép môi trường năm 2021 đến nay.
Đối tượng kiểm kê xả nước thải vào nguồn nước gồm: các công trình xả nước thải có quy mô > 5 m3/ngày đêm (không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ).
Kết quả kiểm kê chỉ tiêu xả nước thải vào nguồn nước tổng hợp theo Biểu mẫu số 15 tại Phụ lục kèm theo.
3. Kết quả kiểm kê tài nguyên nước
3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê
Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước của tỉnh được thực hiện theo biểu mẫu 02. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê như sau:
+ Số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh là 1021 nguồn nước gồm: 120 sông suối nội tỉnh, 901 hồ ao.
+ Lượng nước mặt nội tỉnh: Tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3, trong đó lượng nước tập trung nhiều vào mùa mưa lũ từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Tổng dung tích hồ chứa: 270,05 triệu m3.
+ Tổng số điểm phân tích chất lượng nước: 96 điểm.
+ Số lượng công trình khai thác sử dụng nước mặt nội tỉnh là: 421 công trình.
+ Số lượng công trình xả thải vào nguồn nước nội tỉnh là: 75 công trình.
STT
| Nhóm, tên chỉ tiêu
| Đơn vị tính
| Kết quả
| Ghi chú
|
---|---|---|---|---|
(1)
| (2)
| (3)
| (4)
| (5)
|
1
| Số lượng nguồn nước mặt
| 1021
| ||
1.1
| Sông, suối, kênh, rạch
| Nguồn nước
| 120
| |
1.2
| Hồ, ao, đầm, phá
| 901
| ||
2
| Lượng nước mặt
| |||
2.1
| Tổng lượng dòng chảy
| 6.505,7
| ||
2.1.1
| Tháng 1
| Triệu m 3
| 63,82
| |
2.1.2
| Tháng 2
| 23,67
| ||
2.1.3
| Tháng 3
| 45,03
| ||
2.1.4
| Tháng 4
| 109,17
| ||
2.1.5
| Tháng 5
| 194,42
| ||
2.1.6
| Tháng 6
| 313,58
| ||
2.1.7
| Tháng 7
| 454,92
| ||
2.1.8
| Tháng 8
| 655,35
| ||
2.1.9
| Tháng 9
| 347,11
| ||
2.1.10
| Tháng 10
| 128,53
| ||
2.1.11
| Tháng 11
| 50,89
| ||
2.1.12
| Tháng 12
| 30,84
| ||
2.2
| Tổng dung tích các hồ chứa
| Triệu m 3
| 270,05
| |
3
| Chất lượng nước mặt (chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI)
| Điểm
| ||
3.1
| Tổng số điểm phân tích
| 96
| ||
3.2
| Rất tốt (giá trị WQI từ 91 đến 100)
| 15
| ||
3.3
| Tốt (giá trị WQI từ 76 đến 90)
| 46
| ||
3.4
| Trung bình (giá trị WQI từ 51 đến 75)
| 29
| ||
3.5
| Kém (giá trị WQI từ 26 đến 50)
| 6
| ||
3.6
| Ô nhiễm nặng (giá trị WQI từ 10 đến 25)
| 0
| ||
3.7
| Ô nhiễm rất nặng (giá trị WQI < 10)
| 0
| ||
4
| Khai thác, sử dụng nước mặt
| |||
4.1
| Số lượng công trình
| 421
| ||
4.1.1
| Hồ chứa
| Công trình
| 301
| |
4.1.2
| Đập dâng
| 23
| ||
4.1.3
| Trạm bơm
| 86
| ||
4.1.4
| Cống
| 0
| ||
4.1.5
| Nhà máy nước
| 9
| ||
4.1.6
| Khác….
| 2
| ||
4.2
| Lượng nước khai thác sử dụng
| m 3 /ngày
| ||
4.2.1
| Tưới
| m 3 /giây
| 27,22
| |
4.2.2
| Phát điện
| KW
| 0
| |
4.2.3
| Kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp
| m 3 /ngày
| 3.917
| |
4.2.4
| Khác….
| m 3 /ngày
| 17.300
| |
5
| Xả nước thải vào nguồn nước
| |||
5.1
| Số lượng công trình
| 75
| ||
5.1.1
| Sản xuất công nghiệp
| Công trình
| 8
| |
5.1.2
| Sinh hoạt
| 27
| ||
5.1.3
| Khác….
| 40
| ||
5.2
| Tổng lượng nước thải
| 15333
| ||
5.2.1
| Sản xuất công nghiệp
| m 3 /ngày
| 7530
| |
5.2.2
| Sinh hoạt
| 1363
| ||
5.2.3
| Khác…..
| 6440
|
Bảng. 1. Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang
3.2. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt
Tổng hợp từ danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh và danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp kiểm kê số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh gồm có:
– 120 sông, suối nội tỉnh được phân chia thành các phần như sau:
+ Sông cấp 1: 05 sông, suối;
+ Sông cấp 2: 04 sông, suối;
+ Sông cấp 3: 48 sông, suối;
+ Sông cấp 4: 44 sông, suối;
+ Sông cấp 5: 17 sông, suối;
+ Sông cấp 6: 02 sông, suối
– 901 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, cụ thể như sau:
+ Đập, hồ chứa nước lớn: 22 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3 hoặc chiều cao đập ≥15m).
+ Đập, hồ chứa nước vừa: 19 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500 nghìn m3 đến dưới 3 triệu m3 hoặc chiều cao đập từ 10 đến 15m).
+ Đập, hồ chứa nước nhỏ: 253 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 đến dưới 500 nghìn m3 hoặc chiều cao đập từ 5m đến dưới 10m).
+ Đập, hồ chứa nước nhỏ khác: 607 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 50.000 nghìn m3 hoặc chiều cao đập dưới 5m).
3.3. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu lượng nước mặt
– Tổng lượng dòng chảy:
Tổng lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3/năm, tương ứng với mô đun dòng chảy Mo=55,6 l/s.km2. Trong đó chiếm nhiều nhất là tiểu vùng ven sông Cầu khoảng 2.405,6 triệu m3/năm, ít nhất là tiểu vùng sông Sỏi khoảng 265,6 triệu m3/năm. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh là 2.608,3 triệu m3/năm. Tổng lượng dòng chảy trên sông, suối nội tỉnh là 2417,21 triệu m3/năm;
– Tổng dung tích các hồ chứa: 270,05 triệu m3.
3.4. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu chất lượng nước mặt
Chỉ số chất lượng nước WQI được tính theo hướng dẫn trong quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
Tổng số mẫu phân tích: 325 mẫu của 96 điểm lấy mẫu.
+ Rất tốt (giá trị WQI từ 91 đến 100): 60 mẫu;
+ Tốt (giá trị WQI từ 76 đến 90): 147 mẫu;
+ Trung bình (giá trị WQI từ 51 đến 75): 83 mẫu;
+ Kém (giá trị WQI từ 26 đến 50): 24 mẫu;
+ Ô nhiễm nặng (giá trị WQI từ 10 đến 25): 11 mẫu;
+ Ô nhiễm rất nặng (giá trị WQI <10): 0.
Theo kết quả kiểm kê đánh giá chất lượng nước mặt WQI ở phần trên cho thấy giá trị WQI chất lượng nước mặt tỉnh Bắc Giang đạt từ 14 đến 97, tương ứng chất lượng nước từ kém đến rất tốt. Điểm có chất lượng xấu nhất trong tỉnh là điểm tiếp nhận nước thải của KCN Vân Trung ở xã Vân Trung huyện Việt Yên. Các khu vực có chất lượng rất tốt (WQI>90) chủ yếu tập trung ở các nguồn nước trên địa bàn huyện Sơn Động, Lục Ngạn. Các nguồn nước mặt có chất lượng kém, xấu chủ yếu ở địa bàn các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên, TP Bắc Giang. Đặc biệt là huyện Việt Yên chất lượng các nguồn nước mặt kém do địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung như KCN Vân Trung, KCN Quang Châu, KCN Đình Trám. Nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước mặt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động xả thải trong công nghiệp, sản xuất, nông nghiệp và sinh hoạt.
3.5. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt
Kết quả tổng hợp thông tin khai thác, sử dụng nước mặt nội tỉnh như sau: tổng có 421 công trình khai thác, sử dụng nước nước mặt nội tỉnh gồm 301 hồ chứa, 23 đập dâng, 86 trạm bơm, 09 nhà máy nước, 02 công trình khác; lượng nước khai thác cho mục đích tưới là 27,22 m3/s, cho kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp là 3.917 m3/ngày, cho mục đích khác là 17.300 m3/ngày.
Bảng. 2. Chỉ tiêu khai thác sử dụng nước mặt
STT
| Nhóm, tên chỉ tiêu
| Đơn vị tính
| Kết quả
| Ghi chú
|
---|---|---|---|---|
(1)
| (2)
| (3)
| (4)
| (5)
|
Các nguồn nước sông, suối, hồ nội tỉnh
| ||||
4.1
| Số lượng công trình
| 421
| ||
–
| Hồ chứa
| Công trình
| 301
| |
–
| Đập dâng
| 23
| ||
–
| Trạm bơm
| 86
| ||
–
| Cống
| 0
| ||
–
| Nhà máy nước
| 9
| ||
–
| Khác
| 2
| ||
4.2
| Lượng nước khai thác sử dụng
| |||
–
| Tưới
| m 3 /giây
| 27,22
| |
–
| Phát điện
| KW
| 0
| |
–
| Kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp
| m 3 /ngày
| 3917
| |
–
| Khác
| m 3 /ngày
| 17.300
|
3.6. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu xả nước thải vào nguồn nước
Kết quả tổng hợp thông tin xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh như sau: Kiểm kê được số lượng công trình xả thải > 5m3/ngày đêm là 75 công trình xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh, lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước cho mục đích sản xuất công nghiệp là 7.530 m3/ngày, mục đích sinh hoạt là 1.363 m3/ngày, mục đích khác là 6.440 m3/ngày.
STT
| Nhóm, tên chỉ tiêu
| Đơn vị tính
| Kết quả
| Ghi chú
|
(1)
| (2)
| (3)
| (4)
| (5)
|
Các nguồn nước sông, suối nội tỉnh
| Tổng
| |||
5.1
| Số lượng công trình
| 75
| ||
–
| Sản xuất công nghiệp
| Công trình
| 8
| |
–
| Sinh hoạt
| 27
| ||
–
| Khác
| 40
| ||
5.2
| Tổng lượng nước thải
| 15333
| ||
–
| Sản xuất công nghiệp
| m 3 /ngày
| 7530
| |
–
| Sinh hoạt
| m 3 /ngày
| 1363
| |
–
| Khác
| m 3 /ngày
| 6440
|
Bảng. 3. Chỉ tiêu xả thải vào nguồn nước
4. Lời cảm ơn
Cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu tài nguyên nước đã cung cấp số liệu và tài liệu dự án “Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” để viết bài báo này.
5. Kết luận và kiến nghị
Như vậy, kết quả kiểm kê đã cho thấy hiện trạng tài nguyên nước mặt nội tỉnh, hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt, hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước. Theo đó lượng khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nước liên tỉnh. Số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh là các sông suối gồm 120 sông, số lượng nguồn nước mặt là ao, hồ, đầm, phá gồm 901 hồ, ao. Tổng lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3/năm, tương ứng với mô đun dòng chảy Mo=55,6 l/s.km2. Trong đó chiếm nhiều nhất là tiểu vùng ven sông Cầu khoảng 2.405,6 triệu m3/năm, ít nhất là tiểu vùng sông Sỏi khoảng 265,6 triệu m3/năm. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh là 2.608,3 triệu m3/năm. Tổng lượng dòng chảy trên sông, suối nội tỉnh là 2417,21 triệu m3/năm; tổng dung tích các hồ chứa nước là 270,05 triệu m3. Lượng nước khai thác cho mục đích tưới là 27,22 m3/s, cho kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp là 3.917 m3/ngày, cho mục đích khác là 17.300 m3/ngày. Lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước cho mục đích sản xuất công nghiệp là 7.530 m3/ngày, mục đích sinh hoạt là 1.363 m3/ngày, mục đích khác là 6.440 m3/ngày. Có thể thấy để đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước cần có sự phân bổ khai thác sử dụng hợp lý giữa các nguồn nước, các mục đích khai thác và giám sát chặt chẽ hoạt động xả nước thải vào nguồn nước.
Kiến nghị thực hiện công tác kiểm kê định kỳ theo đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia phục vụ công tác quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội.