Buổi họp xét duyệt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và GIS cảnh báo và dự báo suy thoái, cạn kiệt và xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất. Áp dụng thử nghiệm tại các tỉnh ven biển Đồng bằ

Vừa qua, tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra buổi họp xét duyệt thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở mã số CS.2025.24 “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và GIS cảnh báo và dự báo suy thoái, cạn kiệt và xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất. Áp dụng thử nghiệm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ”.

Tham dự buổi xét duyệt có các thành viên Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài được thành lập theo Quyết định số 103a/QĐ-TNNQG ngày 25/7/2024 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia, cùng các thành viên tham gia thực hiện đề tài.

tap-the-3
       Đề tài mã số CS.2025.24 được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2029/QĐ-BTNMT ngày 24/7/2024 về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở mở mới năm 2025. Theo đó, đề tài được xây dựng với 3 nội dung: 1. Xây dựng được mô hình liên kết dựa trên ứng dụng AI trong dự báo suy thoái cạn kiệt nguồn nước ngầm; 2. Đưa ra được cảnh báo dự báo suy thoái cạn kiệt nguồn nước ngầm dựa vào nguồn dữ liệu thực được cập nhật theo thời gian qua các thông số đầu vào mở; 3. Áp dụng thử nghiệm trong dự báo suy thoái cạn kiệt nguồn nước dưới đất trong tầng Pleistocen áp dụng thử nghiệm tại các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ.

toanthe2
       Với các mục tiêu đã đặt ra, nhóm thực hiện đề tài đề xuất các nội dung thực hiện như sau: 1. Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và GIS trong cảnh báo dự báo tài nguyên nước dưới đất trên Thế giới và Việt Nam; 2. Nghiên cứu giải pháp quản lý, chuẩn hóa, lưu trữ và phân tích dữ liệu phục vụ dự báo suy thoái cạn kiệt và xâm nhập mặn nguồn nước ngầm; 3. Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết dựa trên ứng dụng AI và GIS dự báo suy thoái cạn kiệt và xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất; 4. Áp dụng thử nghiệm dự báo suy thoái cạn kiệt và xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất trong tầng Pliestocen tại các tỉnh ven biển Đồng Bằng Bắc Bộ.

Dưới sự chủ trì của TS. Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia cuộc họp đã tích cực đóng góp các ý kiến thiết thực, quý báu đối với các nội dung thực hiện mà nhóm đề tài đã đưa ra.

Kết thúc buổi họp, nhóm thực hiện đề tài đã tiếp thu và cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài. Căn cứ những ý kiến đóng góp, nhóm đề tài sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện để đề tài đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bài viết liên quan

  • Thanh Hóa: Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nước
    Thanh Hóa: Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nước

    Ngay sau khi Luật Tài nguyên nước (TNN) 2023 có hiệu lực thi hành, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã vào cuộc tích cực nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN với mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra.

    04-10-2024
    Xem chi tiết
  • Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
    Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

    Singapore, quốc gia không có nguồn nước ngọt tự nhiên, đã thành công trong việc quản lý nước bằng cách phát triển bốn trụ cột cung cấp nước và công nghệ khử muối tiên tiến.

    03-10-2024
    Xem chi tiết
  • Bảo đảm an ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
    Bảo đảm an ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, vẫn còn 43% người dân nông thôn chưa có nguồn nước hợp quy chuẩn quốc gia sử dụng. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang có khoảng 50.000 hộ thiếu nước sạch, phải sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để bảo đảm có nước sạch sinh hoạt.

    02-10-2024
    Xem chi tiết